Sông Mê Kông là một trong những con sông lớn nhất trên thế giới, bắt nguồn từ Tây Tạng, chảy qua Trung Quốc, Lào, Myanma, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Ở Việt Nam, sông được chia làm 2 sông lớn: sông Tiền và sông Hậu và đổ ra biển thông qua 9 cửa biển nên được gọi là sông Cửu Long. Sông Cửu Long mang theo lượng phù sa màu mỡ tạo nên vùng đồng bằng Sông Cửu Long rộng lớn và là vựa lúa lớn nhất của cả nước. Tuy nhiên hiện nay một cửa một cửa đã bị bồi lấp và một cửa đã bị ngăn dòng chảy.
Danh sách 8 cửa sông còn sót lại của sông Cửu Long |
Xuất phát Sài Gòn từ sáng sớm, tôi vượt qua cầu Mỹ Lợi về thị xã Gò Công, cầu vừa được xây dựng cách đây vài năm thay cho phà Mỹ Lợi - chuyến phà có nhiều kỷ niệm với người dân Tiền Giang.
Cầu Mỹ Lợi thay thế cho Phà Mỹ Lợi xưa |
Từ Gò Công, tôi xuôi về phải bến phà Đèn Đỏ để vượt Cửa Tiểu của sông Tiền. Tuy nhiên hôm nay nước cạn và phà không vào được, phải chạy đến bến phà Bến Chùa cách đó 5km để qua huyện Tân Phú Đông.
Tân Phú Đông là hình mới và còn nhiều khó khăn của tỉnh được tách ra từ Gò Công Đông và gò công Tây. Tân Phú Đông là huyện đặc biệt nằm trên một cù lao của sông Tiền, kẹp giữa Cửa Đại & Cửa Tiểu.
Chạy dọc theo con đường Tân Phú Đông để tìm về đò Bà Từ - Bình Đại để vượt cửa Đại -là cửa biển lớn nhất, đây cũng là ranh giới giữa 2 tỉnh Tiền Giang - Bến Tre.
Đò Bà Từ nhỏ, các phương tiện và người được di chuyển lên xe lên mái cẩn thận và mất khoảng hơn 20 phút mới cập bến Bình Đại, Bến Tre.
Từ đây quyết tôi từ đây quyết định chạy về biển Thừa Đức, là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng của huyện Bình Đại. từ đây có thể ngắm nhìn được Cửa Đại rõ nét nhất. Cũng khá giống biển Cần Giờ hay Tân Thành, nước biển Thừa Đức có màu đục của phù sa và bùn. Nước rút ra xa để lộ bãi biển dài đầy những vân sóng đẹp mắt.
Từ biển Thừa Đức tôi tìm về đò Bến Thủ để qua sông Ba Lai. Mặc dù sông Ba Lai Trước đây cũng là một trong chín cửa sông Cửu Long nhưng hiện tại đã bị chặn bằng việc xây dựng Cống Ba Lai. Vượt qua sông Ba Lai là đến địa phận của huyện Ba Tri.
Từ cảng cá Ba Tri tiếp tục bắt đò vượt cửa sông Hàm Luông để đến với huyện Thạnh Phú.
Thạnh Phú là huyện cuối cùng của tỉnh Bến Tre, ngăn cách với tỉnh Trà Vinh bằng sông Cổ Chiên. Trước đây khi sông Cổ Chiên chưa được bắc cầu thì việc di chuyển đến Trà Vinh đến các tỉnh khác cực kỳ khó khăn. Việc xây dựng cầu Cổ Chiên làm một bước tiến giúp giao thông từ Trà Vinh về thành phố Hồ Chí Minh nhanh gọn hơn. Thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh.
Để đi qua cửa Cổ Chiên về với Trà Vinh, tôi chọn phà Bến Chổi là bến phà sát với cửa sông Cổ Chiên nhất, từ đây có thể nhìn rõ tiếp nơi tiếp giáp giữa biển Đông và sông Cổ Chiên.
Để đi qua cửa Cổ Chiên về với Trà Vinh, tôi chọn phà Bến Chổi là bến phà sát với cửa sông Cổ Chiên nhất, từ đây có thể nhìn rõ tiếp nơi tiếp giáp giữa biển Đông và sông Cổ Chiên.
Cách cửa Cổ Chiên khoảng vài cây số trên con đường đan sát biển của cù lao Long Hoà là cửa Cung Hầu. Vượt sông Cổ Chiên qua cửa Cung Hầu sẽ cập bến thị trấn Mỹ long của huyện Cầu Ngang, Trà Vinh.
Tiếp tục chạy dọc biển vào ngày hôm sau, sau khi ăn thử món bún nước lèo Trà Vinh: giống bún mắm, nhưng ăn kèm với heo quay và huyết, kết hợp với vị mắm khá nồng, hơi khó ăn 1 chút.
Cửa tiếp theo trên hành trình ra biển của sông Cửu Long là cửa Định An, nối thị trấn Định An với Cù Lao Dung. Và Cù Lao Dung cũng là cù lao nằm giữa 2 cửa sông. Lần này di chuyển bằng phà Định An - Vàm Ông Tám.
Đất Cù Lao Dung trước đây là cũng là nơi có cửa sông Ba Thắc chảy qua, nhưng theo thời gian bị bồi đắp, hiện tại cửa sông này không còn, chỉ còn dấu tích là rạch Cồn Tròn chạy dọc Cù Lao. Ở Cù Lao Dung, sẽ có cơ hội chạy dọc những cánh đồng mía bạt ngàn - cây trồng chính của cù lao, giúp cung cấp nguyên liệu cho nhà máy đường gần đó.
Từ Cù Lao Dung, theo đò Nông Trường để vượt cửa Trần Đề, bên kia sông là địa phận thị trấn Trần Đề của Sóc Trăng. Đây là cửa sông cuối cùng của dòng Cửu Long ra biển.
Hành trình chinh phục cung đường này không có gì khó khăn, cũng không có nhiều hoạt động hay điểm đến gì đặc sắc, nhưng việc được đi, được đến và tìm hiểu, được ăn những món ăn dân giã miền Tây, được trò chuyện... thì cũng có nhiều thứ hay ho đáng để trải nghiệm.
Tham khảo thêm:
- Đến Phan Thiết ăn bánh flan Mộng Cầm - nghe chuyện tình Thi sỹ Hàn Mặc Tử
- Những vật dụng cần thiết cho một chuyến leo núi và trekking